Cảm lạnh thông
thường là bệnh viêm đường hô hấp trên do virus gây
nên và rất dễ lây. Trẻ bị cảm lạnh sẽ đi từ các
triệu chứng hắt hơi, sổ mũi và ho liên tục cho đến
viêm họng, viêm phổi và phế quản. Mỗi năm trẻ có thể
bị cảm lạnh tới 8 lần, đặc biệt là khi thời tiết
thay đổi.
Cái gì gây cảm
lạnh?
Thủ phạm chính
gây cảm lạnh thông thường là virus rhino (bắt nguồn từ
"rhin" trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là mũi). Loại
siêu vi trùng này bám vào bụi nước trong không khí và
con người rất dễ hít phải. Hơn 100 loại virus rhino khác
nhau có thể thâm nhập vào niêm mạc ở mũi và họng,
kích thích một phản ứng miễn dịch gây sưng họng, đau
đầu và khó thở.
Không khí khô -
dù ở trong hay ngoài nhà - đều có thể làm giảm khả
năng kháng virus rhino của cơ thể. Hút thuốc lá chủ động
hoặc thụ động cũng bị tác hại này. Những người hút
thuốc dễ bị cảm lạnh hơn người thường, với các
triệu chứng tồi tệ và lâu hơn, rất dễ dẫn đến
viêm phế quản hoặc thậm chí hay ra đường với mái tóc
ướt sẽ khó tránh khỏi cảm lạnh.
Bé sẽ ra sao khi
bị cảm lạnh?
Những triệu
chứng đầu tiên của cảm lạnh thường là ngứa họng,
sổ mũi, tịt mũi và hắt xì hơi, sau đó là sưng họng,
ho, đau đầu, sốt nhẹ, mệt mỏi, đau nhức cơ và chán
ăn. Nước mũi của bé sẽ chuyển từ dạng lỏng sang đặc
quánh và có màu vàng hoặc xanh.
Cảm lạnh có lây
lan?
Cảm lạnh có khả
năng truyền nhiễm cao nhất trong 2 tới 4 ngày đầu tiên
sau khi xuất hiện triệu chứng. Trẻ có thể mắc bệnh
do hít phải virus trong không khí, hoặc bị lây từ một
bệnh nhân ho và hắt hơi. Nếu bé chạm tay lên bề mặt
bị nhiễm virus và sau đó đưa lên miệng hoặc mũi thì
cũng sẽ bị cảm lạnh.
Có thể phòngngừa cảm lạnh?
Cho đến nay con
người chưa thể phát triển văcxin phòng cảm lạnh do có
rất nhiều loại virus rhino gây bệnh. Tuy nhiên, có thể
giúp trẻ ngừa bệnh bằng cách:
- Tránh xa người
hút thuốc lá hoặc đang bị cảm lạnh. Virus rhino có thể
di chuyển trong vòng 3,7 m qua không khí sau khi bị bắn ra
từ một bệnh nhân ho hoặc hắt hơi. Trẻ cũng dễ bị
cảm lạnh nếu hút thuốc lá thụ động.
- Thường xuyên
rửa tay thật kỹ, đặc biệt là sau khi hỉ mũi
- Che mũi hoặc
miệng khi co hoặc hắt hơi
- Không dùng chung
khăn hoặc đồ đựng với người bị cảm lạnh.
- Không uống
chung cốc, can, hoặc chai với bệnh nhân. Bạn sẽ không
bao giờ biết ai sẽ bị cảm lạnh và sẵn sàng truyền
virus.
- Không cầm vào
khăn giấy mà người khác đã sử dụng
Các nhà khoa học
hiện nay chưa biết chắc liệu bổ sung vitamin C hoặc kẽm
có thể hạn chế các triệu chứng cảm lạnh trong bao lâu
và làm giảm mức độ nghiêm trọng của chúng bao nhiêu,
song rõ ràng là nếu dùng liều cao hằng ngày thì có nguy
cơ bị phản ứng phụ.
Về thảo dược
chữa cảm lạnh, ví dụ như hoa cúc, cho đến nay phần
lớn các nghiên cứu đều phủ nhận hoặc không đi đến
kết luận cuối cùng. Có rất ít nghiên cứu khoa học về
liệu pháp trị cảm lạnh bằng thảo dược được tiến
hành trên trẻ em. Tốt nhất là hãy nói chuyện với bác
sĩ trước khi quyết định điều trị cho trẻ.
Cảm lạnh kéo
dài trong bao lâu?
Các triệu chứng
cảm lạnh thường xuất hiện 2-3 ngày sau khi trẻ tiếp
xúc với nguồn lây nhiễm. Các em dễ truyền bệnh nhất
trong 3-4 ngày đầu tiên sau khi có triệu chứng và tiếp
tục truyền bệnh trong vòng 3 tuần sau đó với mức độ
yếu dần. Tuy nhiên, phần lớn đều sạch bệnh chỉ
trong 1 tuần.
Chữa cảm lạnh
bằng cách nào?
“Thời gian sẽ
chữa lành mọi vết thương” - Câu nói này có thể không
phải lúc nào cũng đúng, nhưng trong trường hợp bệnh
cảm lạnh thì nó khá chính xác. Không một loại thuốc
nào có thể chữa được cảm lạnh thông thường, mà chỉ
có thể làm giảm một vài triệu chứng như nhức mỏi
cơ, đau đầu và sốt. Có thể cho trẻ uống acetaminophen
hoặc ibuprofen theo chỉ dẫn dành cho lứa tuổi và cân
nặng.
Tuy nhiên, tuyệt
đối không đưa aspirin cho trẻ dưới 12 tuổi. Tất cả
trẻ em dưới 19 tuổi nên tránh aspirin trong khi đang mắc
bệnh do virus gây nên. Nguyên nhân là aspirin có thể làm
tăng nguy cơ phát triển hội chứng Reye - một căn bệnh
hiếm gặp và có thể gây chết người.
Đôi khi vì thương
con mà bạn tìm đến các loại thuốc làm thông mũi và
thuốc kháng histamine (chữa dị ứng) để làm giảm triệu
chứng, song có rất ít bằng chứng cho thấy chúng thực
sự hiệu quả. Trên thực tế, các thuốc thông mũi có
thể gây ảo giác, dễ bị kích thích, và rối loạn nhịp
tim ở trẻ sơ sinh. Không nên dùng những dược phẩm này
cho trẻ dưới 2 tuổi mà không có sự chỉ định của
bác sĩ.
Một số cách
giúp bé bớt khó chịu như sau:
- Nhỏ nước muối
vào hốc mũi để giảm nghẹt mũi. Bất kỳ hiệu thuốc
nào cũng có bán nước mũi sinh lý dành cho trẻ.
- Chạy máy giữ
độ ẩm và thoáng mát để làm tăng độ ẩm của không
khí
- Bôi kem mềm lên
vùng da dưới mũi để tránh trầy xước da bé do lau chùi
nước mũi.
- Cho trẻ trên 3
tuổi ngậm viên kẹo hoặc thuốc ho để giảm sưng họng
- Tắm nước ấm
hoặc nằm đệm sưởi để làm bớt tình trạng đau mỏi
cơ
- Hơi nước từ
vòi hoa sen nóng sẽ giúp bé dễ thở hơn
Canh gà có thể
chữa cảm lạnh?
Không có bằng
chứng khoa học chứng tỏ ăn loại canh này có thể chữa
được cảm lạnh, song rất nhiều người ốm tín nhiệm
canh gà từ hơn 800 năm nay. Vì sao vậy? Theo một số
nghiên cứu thì trong canh gà có chứa một axit amino có tên
là cysteine, giúp kiểm soát những tế bào bạch cầu gây
sung huyết gọi là neutrophils, và làm giảm triệu chứng
cảm lạnh.
Tuy nhiên, tốt
nhất là không nên lo lắng quá nhiều. Bạn chỉ cần đảm
bảo rằng trẻ được ăn khi thấy đói và uống đủ
nước (nước lọc, nước hoa quả) để giúp cơ thể bù
đắp phần dịch đã bị mất khi sốt hoặc chảy nước
mũi. Tránh cho trẻ uống những đồ chứa caffeine, vì
chúng có thể khiến trẻ đi tiểu nhiều hơn và càng làm
tăng nguy cơ mất nước.
Khi nào nên gọi
cho bác sĩ?
Thầy thuốc sẽ
không thể nhận dạng cụ thể loại virus nào khiến trẻ
bị cảm lanh, song họ sẽ tiến hành kiểm tra tai mũi
họng, và có thể lấy mẫu khuẩn trong họng để xét
nghiệm. Mục đích là đảm bảo rằng triệu chứng của
bé không phải là dấu hiệu của một bệnh lý khác cần
điều trị riêng. Nếu các triệu chứng tồi tệ hơn thay
vì suy giảm sau 3 ngày, có thể bé đã bị nhiễm khuẩn
liên cầu ở họng, viêm xoang, viêm phổi hoặc viêm phế
quản, đặc biệt là ở những em hút thuốc lá.
Lấy mẫu khuẩn
trong họng là một thủ thuật đơn giản và không gây đau
đớn, trong đó người ta sẽ dùng một miếng gạc bằng
cotton quệt vào bên trong họng của trẻ. Việc kiểm tra
vi khuẩn bám trên gạc sẽ giúp bác sĩ biết được bệnh
nhân có bị nhiễm khuẩn liên cầu và cần điều trị
kháng sinh hay không.
Nếu các triệu
chứng kéo dài hơn 1 tuần hoặc xuất hiện vào cùng một
thời điểm hằng năm, hay bất cứ khi nào trẻ tiếp xúc
với phấn hoa, bụi, động vật hoặc một số hóa chất,
thì có thể bé đã bị dị ứng. Còn nếu trẻ khó thở
hoặc thở khò khè khi bị lạnh thì có thể đã bị hen
suyễn.
Tốt nhất là bạn
nên đưa trẻ đến bác sĩ nếu cho rằng có một bệnh lý
nghiêm trọng hơn cảm lạnh tiềm ẩn, hoặc nếu bệnh
tình của bé ngày càng trầm trọng hơn.
Một số lý do
sau đây nên gọi ngay cho bác sĩ:
- Tiếp tục ho có
tiếng đờm
- Thở gấp
- Ngủ lịm hoặc
mệt mỏi bất thường
- Không thể nuốt
trôi thức ăn và uống nước
- Đau đầu, họng
và mặt hơn
- Sưng và đau
họng nghiêm trọng gây cản trở nuốt
- Sốt 39.3 độ C
trở lên hoặc 38 độ C kéo dài hơn 1 ngày
- Đau ngực và
bụng
- Đau tai
Giống như phần
lớn các bệnh truyền nhiễm do virus, cảm lạnh cứ tiến
triển theo lệ thường của nó. Cha mẹ hãy nhớ giữ bình
tĩnh và cho bé nghỉ ngơi nhiều, tránh hoạt động nặng,
uống nhiều nước lọc, hoa quả không chứa caffeine. Những
cách làm đơn giản này sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu
hơn trong khi cơ thể đang dần hồi phục.
Nên cho trẻ nghỉ
học trong những ngày bị cảm lạnh, vừa để giúp bệnh
nhanh khỏi và vừa tránh nguy cơ truyền bệnh cho các bạn
cùng lớp. Hãy để trẻ tự trở lại sinh hoạt bình
thường sau khi bệnh cảm lạnh qua đi.
Trị cảm lạnh
cho bé: Đôi điều phải nhớ
Cảm lạnh thông
thường rất phổ biến và ít khi nghiêm trọng. Bé có thể
mắc tới 8 trận cảm trong năm đầu tiên
Nguyên nhân
Cảm lạnh có thể
bắt nguồn từ một bệnh viêm đường hô hấp trên (mũi,
miệng và cổ họng), gây ra bởi nhiều loại virus khác
nhau. Bé rất dễ bị cảm lạnh bởi hệ thống miễn dịch
của bé còn đang hoàn thiện.
Bé có thể bị
nhiễm cảm lạnh do lây từ người bị cảm (người đó
ho, hắt hơi làm bắn virus cảm lạnh vào không khí và
khiến bé hít phải). Bệnh cũng có thể được truyền
qua tiếp xúc bằng tay. Vì thế, cha mẹ cần luôn che miệng
khi ho gần con hoặc rửa sạch tay sau khi vừa xì mũi mình.
Tham khảo bài viết: Cách chữa trị khò khè, sổ mũi ở trẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét